Mách bạn cách chọn loa và amply có mức trở kháng phù hợp
Bên cạnh công suất thì loa và amply cũng cần có mức trở kháng phù hợp để bộ dàn có thể hoạt động ổn định, bền bỉ, tránh hư hỏng. Thông qua bài viết dưới đây, các kỹ thuật viên của Bảo Châu Elec xin hướng dẫn quý khách hàng cách chọn loa và amply có mức trở kháng phù hợp.
Sự liên quan giữa trở kháng của loa và amply
Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Đây cũng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Trở kháng được ký hiệu bằng chữ R và đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohms).
Để tránh dẫn đến tình trạng cháy nổ, hư hỏng thì khi phối ghép các loa với nhau hay đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amply thì bạn cần phải quan tâm đến thông số trở kháng.
Thông thường sẽ có 2 cách phối ghép giữa loa với amply liên quan đến trở kháng là kết nối trở kháng song song và nối tiếp:
- Kết nối trở kháng song song: nghịch đảo các giá trị
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)
- Kết nối trở kháng nối tiếp: giá trị của trở kháng chỉ cần cộng thêm vào
R = R1 + R2 + R3 + … + R(n)
Cách lựa chọn mức trở kháng phù hợp
Theo công thức vật lý: P = U x U/ R
Trong đó U là điện thế bình thường không đổi. Nếu như R (tổng trở kháng của loa) nhỏ hơn R (trở kháng của amply) thì P (công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P (công suất của amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.
Vậy nên bạn nên chọn amply có mức công suất lớn gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn chứ không được nhỏ hơn. Khi amply quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, việc clip quá lâu sẽ khiến cho amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Màng loa không co giãn sẽ không làm mát côn loa, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.
Còn khi phối ghép amply với loa sub thì bạn nên quan tâm đến 2 thông số là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Bên cạnh đó, amply cũng cần phải đáp ứng được được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải đạt từ 400 trở lên, thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm.
Vì vậy để tránh tình trạng hư hỏng các thiết bị cũng như có được những trải nghiệm âm thanh hoàn hảo thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông số kỹ thuật của loa và amply để có được sự phối ghép phù hợp nhất.
2 Bình luận bài viết
Cac b cho e hỏi ty a.e mới mua amply fx audio ma trở khang gi 4-8om.loa e tro khang 6om.thì có ghép vao có ảnh huong gi ko a?
Tôi có đôi loa jbl l55 có chơi amly đèn được không và chơi loại nào phù hợp, loa có công suất trung bình 36 w, độ nhạy 90d, trở kháng 8 om